Theo các báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có hơn
2.200 người chết do bệnh HIV, có hơn 150.000 người mắc ung thư mới và có hơn
75.000 người chết trong số này chết. Trong đó có hơn 75% người mắc ung thư là do vấn đề môi trường và an toàn vệ sinh gây lên các bệnh
ung thư dạ dày, ung thư vòng họng, ung thư gan, ung thư não…
Vậy làm sao
để ngăn ngừa thực phẩm và giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh?
Vấn đề an toàn vệ sinh lương thực – thực phẩm vốn là vấn đề nan giải
của toàn thể xã hội chứ không phải là của riêng một cấp – ngành nào.
Đứng trước những yêu cầu bức thiết về vấn đề an toàn vệ sinh lương
thực – thực phẩm nói chung đã có rất nhiều cuộc họp bàn kín, các cuộc hội thảo
khoa học, thậm chí có hàng trăm sáng kiến hay về chủ đề môi trường sạch nhưng hầu
hết tất cả các sáng kiến, phát minh này đều chỉ mang tính thử nghiệm chứ không
thể đưa vào hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực, ngoại trừ công nghệ Ozone –
Công nghệ làm sạch lý tưởng nhất của thế giới.
Trong cuộc hội thảo về giải pháp diệt khuẩn bằng công nghệ Ozone
diễn ra vào cuối tháng 9/2015 tại Hồ Chí Minh, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã cho rằng:
Việc ứng dụng công nghệ Ozone trong các thiết bị gia dụng, thiết bị công nghiệp
là điều cần thiết. Nó làm giảm những rủi ro về các độc tố, dư lượng hóa chất
trong khâu sản xuất các thực phẩm trong nước và xuất khẩu sang các nước. Đây thực
sự là vấn đề cần thiết ngay khi nước ta gia nhập vào TPP.
Thực chất Ozone là một chất
khí có tính oxy hóa cao (nếu so sánh với hóa chất Clo thì khả năng oxy hóa của
Ozone cao gấp 3000 lần, chỉ trong 2 – 3s). Nhờ đó, Ozone được coi là giải pháp
diệt khuẩn, khử mùi trong các trang trại, khử mùi tại các khu sản xuất và chế
biến lương thực – thực phẩm, khử trùng – khử độc trong các ngành nông nghiệp,
diệt khuẩn trong xử lý nước thải công
nghiệp…
Bên cạnh đó, tại hội thảo, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đánh
giá cao việc ứng dụng công nghệ này vào trong các loại máy Ozone gia đình để trực
tiếp tham gia vào quá trình xử lý nước uống, xử lý thực phẩm, khử mùi… cho gia
đình và coi nó như một thiết bị gia dụng mà gia đình nào ở Việt Nam cũng nên có
trong khoảng 3 – 5 năm nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét